Hỗ trợ trực tuyến

Kinh Doanh 02862729401 - 02862729402


Hỗ trợ khách hàng : 0934570373
hỗ trợ

Tư vấn mua hàng


Bản đồ trực tuyến

no photo

Thống kê truy cập


  Lượt truy cập: 222702

Chi tiết tin

Người già khó tính. Tại sao?

09:41 11/03/2013

Hay cằn nhằn, than thở, cáu gắt, khó chịu… hoặc bị “nhi hóa”: hay khóc, tự ái, mặc cảm, xa lánh, ganh tỵ… là những biểu hiện thường thấy của người già. Vì sao thế?

 

 

Ai biết được rằng chỉ vài chục năm trước họ cũng là những chàng trai cô gái nhanh nhẹn, mạnh mẽ, năng nổ trong công việc, là trụ cột trong các gia đình hay điều binh khiển tướng trong các đơn vị, công sở… Ấy vậy mà giờ đây, khi bóng chiều dần đổ, tuổi già ụp xuống họ đành trở nên vất vưởng, an phận và cô độc không chỉ trong xã hội mà ngay chính nơi nhà mình.

 

Họ không còn sức khỏe để bươn chải, lăn lộn với thương trường, chẳng thể đủ tỉnh táo để làm việc kiếm sống, không còn uy lực để ăn to nói lớn với đàn con… Đó là một thực tế mà không phải cụ già nào cũng có thể chấp nhận, họ luôn “ôn cố tri tân” vào hào quang của mình ngày nào. Họ không hiểu rằng giờ đây mình chỉ là “chuối chín cây”, chiếc lá mùa thu và buộc phải sống dựa vào tình cảm, nuôi dưỡng của gia đình và xã hội. Thậm chí nhiều cụ gần như trở thành một gánh nặng cho con cháu với trách nhiệm “ bảo bọc” miễn cưỡng.

 

Khi hiểu được những thực tế phũ phàng ấy họ trở nên đau khổ, buồn bực và muốn phản kháng. Từ đó sinh ra những tâm sinh lý bất thường mà chỉ những người lớn tuổi mới có như hay cằn nhằn, than thở, cáu gắt, khó chịu… rất nhiều cụ lại trở thành “nhi hóa”: hay khóc, tự ái, mặc cảm, xa lánh, ganh tỵ…

 

Người già, cô đơn, khó tính

Hiểu được thực tế ấy họ bỗng cảm thấy cô đơn lạc lõng

 

Sự không hòa hợp tâm sinh lý đã kéo tình cảm gia đình, con cháu càng xa hơn và người già càng cô đơn hơn. Họ gần như bị giam lỏng trong chính nhà mình, không người san sẻ, tâm sự và nhiều cụ đã phải vào Viện dưỡng lão hoặc bị xô ra hè đường. Đó là một thực tế hiện diện khắp ngõ ngách trong cuộc sống hiện đại. Sự khủng hoảng tinh thần đã khiến cho khá nhiều cụ già trở nên bất an về thần kinh: “tâm sinh bệnh”. Họ mất ngủ, chán ăn, lo lắng… đó là nguyên nhân của các bệnh dạ dày, suy nhược thần kinh, cao huyết áp, mất trí nhớ…

 

Bệnh thường gặp nhất ở người già sau cao huyết áp chính là “lẫn”. Họ không còn nhớ được việc đã làm, chuyện đã nói, món đã ăn, ngày đã sống… mà tất cả đã đảo lộn và họ luôn cho là mình đúng. Khi con cháu ngăn cản hành vi sai thì họ phản kháng bằng những biểu hiện bất thường mà người bình thường không bao giờ làm. Chính vì những điều bất thường đó lại là những sợi dây vô hình ngăn cách họ với con cái và trở nên xa lạ hơn với thế hệ thứ 3 trong gia đình mình.

 

Vấn đề chúng ta thấy ở đây, chính là sự mặc cảm về “bóng xế, chiều non” của người già đã phát sinh rất nhiều rạn nứt trong quan hệ gia đình, rạn nứt tinh thần trong chính họ. Tất cả chỉ vì sự thiếu thông cảm, gần gũi, chia sẻ của các thế hệ.

 

 lạc lõng, người già, khó tính

 Chỉ vì sự thiếu thông cảm, gần gũi của các thế hệ.

 

Có rất nhiều giải pháp để những người khi chuẩn bị bước vào già mà vẫn an vui và lạc quan đón nhận “bóng chiều”. Ví dụ:


- Tìm công việc hợp với lứa tuổi, sức khỏe sao cho có ích với gia đình và bản thân như: chăm sóc con cháu, vườn cây kiểng, làm việc nhẹ trong các văn phòng của gia đình, đi du lịch, thăm quê hương… Chú ý luôn tìm và làm những việc có liên quan đền chuyên môn, nghề nghiệp trước kia để không suy mòn trí nhớ và có thể truyền đạt kinh nghiệm cho các thế hệ sau.


- Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày tại các câu lạc bộ dưỡng sinh, những nơi đông người để có điều kiện giao lưu, kết bạn, chia sẻ, thăm hỏi lẫn nhau với người cùng trang lứa


- Tham gia sinh hoạt công đồng trong các hoạt động tại địa phương, CLB phụ lão, ông bà cháu, từ thiện. Đặc biệt là những CLB văn thơ, khiêu vũ hoặc các tổ chức tôn giáo…

 

Tham gia các CLB dưỡng sinh cũng là cách để vui sống.

 

Với những người trong cùng gia đình nên luôn thông cảm, gần gũi với cha mẹ già thông qua những sinh hoạt chung, bữa ăn, dã ngoại, du lịch để con cháu có điều kiện gần gũi và đồng cảm. Hãy luôn tạo cho họ niềm tin “cha mẹ là cây cao, bóng cả” không có gì có thể thay thế được và phải tự hào về chính cha mẹ trong sự nghiệp của mình hôm nay.

Liên kết website

Banner quảng cáo